Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Chủ Nhật, 25 tháng 7, 2010

Vài suy nghĩ về trang Blog tháng 7.2010 (Tiếp)

Ý nghĩ thứ hai Về bài “ Hãy buông ra” …kể lại buổi trao đổi tại chùa Thiên Môn, tôi với sự hiểu biết còn sơ sài về Đạo Phật, nhưng hay nghĩ về cái căn bản của Đạo Phật mà mình hướng vào, nên mạn phép bạn đọc và các bậc Tu hành thâm sâu, bàn luận về cuộc trao đổi đó.
Tôi cũng xin cám ơn bạn Hồng Thu đã cho đăng bài này, vì nó gợi mở ra nhiều vấn đề lý thú để thảo luận. Thế mới là diễn đàn chứ! Phải có trao đi đổi lại của mọi phía cho rõ góc cạnh của vấn đề !
Để sáng tỏ ý của mình, hôm nay chủ nhật, tôi giành cả ngày (sáng, chiều, tối) để đăng 4 bài liền theo thu hoạch của tôi về Đạo Phật. Bài 1 tôi đã nói về “ Ý nghĩ thứ nhất”. Bài này tiếp tục ý nghĩ thứ nhất, sang ý nghĩ thứ 2.
Để tiện theo dõi , xin trích lại phần câu hỏi của 1 phật tử Tại một buổi Thuyết Pháp tại chùa Thiên Môn…

….Tận cuối hội trường, có một ông già, đứng dậy chắp tay cung kính xin hỏi:
- Kính bạch thầy. Con hiện đang bị bệnh. Hết đau đầu đến đau khớp, đau thận, tiểu đường, cao huyết áp. Bây giờ lại bị bại một chân nữa ạ! Suốt đêm qua con trằn trọc mãi không sao ngủ được do bệnh nó hành hạ xác thân… Cúi xin thầy từ bi thương xót chỉ bảo cho con làm sao cho hết đau bệnh? Xin thầy cầu nguyện Đức Phật gia hộ cho con được hết bệnh, khỏe mạnh như xưa …

Nếu là tôi, câu trả lời thoả đáng cho cụ già sẽ là:
- Cụ hãy THIỀN đi! Thiền theo pháp thiền bình thường của nhà chùa và hãy niệm Phật A Di Đà hàng ngày 1000 lần như nhiều phật tử đã thực hiện. Sức mạnh của niềm tin nơi Đức Phật, sẽ tiếp sức giúp cụ đẩy lùi bệnh tật, dù đó là bênh hiểm nghèo.
Những băng Video về chủ đề “ Phật pháp nhiệm mầu” của chùa Hoằng Pháp ( Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) là những ví dụ sống động. Các băng kể chuyện người thực, việc thực, bị bênh hiểm nghèo, bệnh viện bó tay hết cách, cuối cùng lên chùa nghe giảng phật pháp, về nhà niệm Phật A Di Đà liên tục, thế là bệnh hiểm nghèo tự biến đi lúc nào. Băng hay lắm, bạn nào chưa có mà thích nghe, tôi cung cấp cho!
Ở chùa Trấn Quốc, thầy Thích Thanh Nhã kể rằng: năm qua 2009, thầy bị bệnh tiều đường nặng, phải sang Trung Quốc chữa trị, tưởng không qua được sau đợt đièu trị dài ngày nước ngoài. Về Hà Nội, thầy chuyền hướng điều trị: Thiền liên tục….Giờ đây thầy đã hoàn toàn khoẻ mạnh, tiếp tục trụ trì chùa và giảng kinh, đi xe cộ bình thường. Đó là 1 ví dụ cũng rất chân thực tại Hà Nội.

- Bây giờ tôi lại có lời tư vấn thứ 2 cho cụ già: Cụ hãy tu tập bài Thiền Lửa Tam Muội của Câu Lạc Bộ Tâm Năng Dương sinh.
Có duyên thì được Thầy Chủ Nhiệm chỉ dẫn, hỗ trợ chữa bênh. Nói như chị Thoa ở CLB: Bênh ung thư như tôi còn đuổi đi được, nữa là vài cái bệnh làng nhằng khác, chỉ là “ Muỗi”!
Nếu gặp khó khăn , thì cứ gặp Bác Vân, hoặc vợ chồng anh Thơi, chị Thu, anh Nghĩa... trong CLB cũng tốt chán, toàn là những học trò con cưng của Câu Lạc bộ mà!

- Thiền tốt rồi, thì cũng phải thực hiện luyện thân song song: đi bộ, dịch cân kinh Đạt Ma, Kinh Lược Thao, 8 động tác thể dục buổi sáng…là những môn thích hợp với người cao tuổi.

Nếu có người hỏi:
- Nhà tôi vừa bị mất trộm lớn, tôi buồn quá không ăn không ngủ được…làm thế nào ?
- Tôi đi làm bị mấy người xấu lợi dụng lòng tốt của tôi, gài bẫy tôi , hãm hại tôi, tôi có nên tìm cách trả thù không. Không trả thù được, tôi không ăn, không ngủ được!
- Tôi đi sinh hoạt tập thể, gặp mấy bà cùng cảnh ngộ, nên rất thân thiết. Thế rồi tình cảm dần cháy bùng lên, nhung nhớ nhau không chịu được, làm thế nào bây giờ. Dối trá gia đình thì mắc lỗi, buông bỏ người ta thì không đành lòng! Giải pháp nào bây giờ?
- Vân vân…những câu hỏi đại loại như vây.

Nếu gặp những câu hỏi như trên, thì hãy nhớ lại bài “Tu là chuyển nghiệp” đã nói; Hoặc nhớ lại bài trả lời của nhà chùa Thiên Môn đã nêu trong bài “ Hãy buông ra” mà chị Hồng Thu cho đăng.
Những băn khoăn của những câu hỏi trên đều xuất phát từ những dục vọng bởi lòng tham mà ra. Lòng tham ấy được kê ra 5 loại mà phật tử phải tránh, gọi là "Ngũ dục": 1.Tham tiền tài. 2.tham danh lợi.3.Tham sắc dục ái tình. 4. Tham ăn uống. 5. Tham ngủ nghỉ, không thích hoạt động.
Phật tử chỉ có 2 cái tham chân chính, tạo nên hạnh phúc chân chính: 1. Tham hiểu biết, chống u mê lầm lẫn. 2. Tham giúp đỡ người khác tạo nghiệp lành.
Vậy thì những cái khổ nảo xuất phát từ lòng tham của " Ngũ dục" đã nêu, thì hãy buông ra đúng như lời nhà chùa nói với cụ già đã nên.
Như vậy là thích hợp, tôi nghĩ thế, các bạn nghĩ thế nào? Cùng trao đổi nhé!

1 nhận xét:

  1. @ A Tùng: Anh viết bài có duyên như thế này mà không chịu viết thường xuyên, làm em cứ vất vả tìm bài để cho mọi người đọc. Có lẽ "phải khoán" mới tuần anh đăng đều đặn từ 2-3 bài cho trang nhà. :)

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.