Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 4 tháng 1, 2017

TÔI ĐÃ TẬP THIỀN NHƯ THẾ NÀO?

 Đoàn Vĩnh Thiện
Lớp DSNL 4 
         Bốn năm trước, tôi chưa biết thiền là gì và tập thiền ra sao. Rất may, cô bạn tôi là Nga (đã học thiền trước đó 6 tháng) giới thiệu cho tôi về thiền và những tác dụng của nó đối với sức khỏe con người. Lúc đó sức khỏe của tôi không được tốt nên tôi rất nhanh chóng quyết định đi tập thiền.
         Người đầu tiên dạy tôi tập thiền là cô Hồng và thầy Kim. Thầy Kim đã hướng dẫn tôi và các học viên khác rất tận tình, sửa từng động tác đến khi thuần thục mới thôi. Không những các thầy cô tận tâm giúp đỡ, tôi còn được học ở nhà cô Hương rất nhiệt tình phục vụ cho lớp cùng những bạn đồng môn luôn thân thiện, vui vẻ:
Chè tươi, nước vối Hằng - Hương đợi
Thầy cô, các bạn đã tới nơi
Chào hỏi, tươi cười, cùng chia sẻ
Sức khỏe, bạn bè, chuyện buồn vui

         Sau ba năm học ở nhà cô Hương, do có sự thay đổi tổ chức lớp nên lớp tôi đã sáp nhập với lớp khác thành lớp thiền 4 do thầy Nghĩa phụ trách. Thầy cũng đã liên tục động viên, giúp đỡ chúng tôi tu thiền tốt, ổn định tư tưởng, khắc phục mọi khó khăn khi bị thay đổi địa điểm học để có thể đạt được kết quả tốt nhất. Tôi nhận thấy rằng sau bốn năm theo học pháp môn này, tôi có hai cái được lớn nhất đó là sức khỏe và tinh thần.
         Trước khi tập thiền, tôi đã gặp nhiều vấn đề về sức khỏe như: bị viêm gan B dẫn đến ăn ngủ kém, xuất huyết dạ dày 2 lần. Đặc biệt, 2 má của tôi bị nám đen kịt, ai nhìn cũng phải sợ. Tôi thậm chí không buồn soi gương hay chụp ảnh nữa! Vậy mà, điều kì diệu đã đến với tôi. Giờ đây, sức khỏe của tôi được cải thiện rõ rệt, men gan đã ổn định, tôi ăn ngon và ngủ yên hơn, những vết nám ở má cũng đã mờ đi trông thấy. Chồng và con tôi thấy vậy rất vui mừng và cùng chăm chỉ luyện thiền theo tôi. Sáng nào chúng tôi cũng đều đặn cùng nhau tập thiền bài “Thiên Địa Nhân hợp nhất”.
          Về mặt tinh thần, trước kia tôi là người rất nóng tính, nhưng bây giờ đã thay đổi nhiều. Tôi luôn cảm thấy tâm hồn thanh thản, thoái mái, lạc quan yêu đời vì đã buông bỏ được nhiều hơn:
Dưỡng sinh năng lượng thật tuyệt vời
Mỗi tuần một buổi, hai giờ thôi
Gắn kết thân thương, nguồn năng lượng
Tâm “chân - thiện - nhẫn” hòa muôn nơi.
         Nhân đây, tôi cũng rất vui được chia sẻ với mọi người tôi đã “cứu sống” chồng tôi như thế nào. Vào một buổi sáng, chồng tôi đi mua bánh mì về cho mẹ, leo lên đến tầng 4 đưa cho mẹ nhưng không nói được gì, chỉ ú ớ. Tôi ở tầng 5 chạy xuống thấy vậy nhưng hết sức bình tĩnh để xử lý. Do học được một số kiến thức khi tập thiền, tôi hiểu rằng tự nhiên không nói được như chồng tôi có thể là do bị chèn ép ở dây thần kinh số 7. Tôi lập tức bảo chồng tôi cố gắng đếm to từ 1 đến 10 và phát âm những từ khó hơn “Hôm - nay - hoa - nở - đẹp”. Sau đó tôi đưa chồng tôi đến bệnh viện tiếp tục điều trị. Tôi thở phào sung sướng khi bác sỹ cho biết chồng tôi bị cục máu đông cục bộ nhất thời chèn vào dây thần kinh số 7, nhờ có việc xử lý kịp thời của tôi, không khí được đi vào làm cho nó từ từ lưu thông và nói được.
         Mặc dù đã trải qua tập luyện thiền 4 năm, nhưng tôi thấy rằng động tác thở của thiền là rất khó, vì khi hít vào và thở ra phải đảm bảo thót bụng và hết sức nhẹ nhàng mà lưỡi vẫn đặt ở chân răng cửa. Chúng ta có thói quen hít vào thường phình bụng ra (thở bằng ngực), nhưng thở trong thiền phải thót bụng cho năng lượng xuống tận đan điền. Khi thở ra phải ép bụng và thở ra bằng miệng, lưỡi vẫn phải đặt tại chân răng cửa. Học viên tập thiền phải luyện tập công phu đến độ thở ra mà không làm bay sợi bông đặt ở lỗ mũi!
         Theo tôi, muốn tập thiền có kết quả tốt, trước hết phải có sự hướng dẫn tận tình của thầy cô, sau đó bản thân mình phải quyết tâm và chăm chỉ tập luyện. Tôi luôn tâm niệm phải tập theo tiêu chí 3Đ: Đúng - Đủ - Đẹp. Đúng là thực hiện đúng động tác. Đủ là phải làm đầy đủ các động tác. Cuối cùng là Đẹp: kỹ thuật động tác thiền đẹp, chân dung tươi tỉnh. Hiện nay tôi mới chỉ cố gắng thực hiện được 2 tiêu chí trên, còn tiêu chí thứ 3 tôi đang phấn đấu để đạt được.
         Để có thể định được lâu trong lúc thiền, hạn chế những tạp niệm, tôi luôn bám theo hơi thở của mình và chỉ tập trung vào hơi thở.
          Trên đây là một vài điều chia sẻ của tôi trong quá trình tu luyện thiền. Nhân đây tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Đức Thầy Tổ Dasira Narada - người đã sáng lập ra pháp môn thiền và luôn trợ duyên cho tôi mỗi khi tôi luyện tập, cảm ơn các thầy cô đã chỉ bảo tận tình và giúp tôi tu tập ngày càng tiến bộ.
Bài chia sẻ tại lễ Tất niên 2016. 
17/12/2016

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.