Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 20 tháng 3, 2013

Buông bỏ

Không ít người khi ngồi thiền thường thấy mình khó mà định được. Chốc lại nghĩ đến chuyện này, lúc chợt nhớ ra chuyện kia. Chuyện buồn có, vui có, rồi chuyện lo âu, giận dữ. Trong đĩa thiền bài Thiền Thu Lửa Tam Muội cũng có câu: "Bao nhiêu ý nghĩ chợt đến chợt đi". Vậy làm thế nào để tạm thời quên đi những tạp niệm đó để buổi thiền có chất lượng.
Niệm Hồng Danh Phật, xin Thầy Tổ trợ giúp là những cách tốt để tập trung thiền có chất lượng. Tuy nhiên để đạt được định nhanh chóng và thường xuyên có một biện pháp mà những người tu thiền nhất định phải làm được đó là "Buông bỏ".
Thầy đã không ít lần giải thích về điều này. Xin giới thiệu thêm bài giảng của Pháp sư Tịnh Không. Bài trích từ trang Phật Pháp Vô Biên - Sự Màu Nhiệm Của Phật Pháp.


BUÔNG BỎ Ý LÀ GÌ? 

* * * Có một đồng tu viết thư cho tôi nói rằng, nghe băng giảng kinh của tôi, nghe tôi khuyên mọi người buông bỏ, nên ông cũng đã buông bỏ rồi, công việc không làm nữa, không làm bất cứ việc gì, ông viết thư gởi đến cho tôi nói là hiện tại không có cơm ăn thì phải làm sao? Đây là hiểu sai đi ý này rồi, tôi bảo bạn buông bỏ không phải bảo bạn buông bỏ công việc, không phải buông bỏ đời sống, không phải buông bỏ công tác, cư sĩ tại gia không phải buông bỏ gia đình, mà là buông bỏ những lo buồn vướng bận phiền não trong tâm của bạn.
Có một số người nói vậy thì không được, tôi không suy nghĩ không được, không lo lắng không được. Tôi hỏi lại họ một câu, bạn lo lắng, buồn phiền, vướng bận có giải quyết được vấn đề không? Họ nghĩ lại thấy không thể giải quyết được vấn đề. Không thể giải quyết được vấn đề thì bạn lo lắng để làm gì, bạn phải phiền não để làm gì?
Nếu như bạn phiền não mà có thể giải quyết được vấn đề, vậy thì tốt. Phiền não không thể giải quyết được vấn đề, không những không thể giải quyết được vấn đề, mà trái lại làm cho vấn đề rối hơn, làm cho vấn đề càng phiền phức hơn.
Cho nên Phật dạy chúng ta buông bỏ là buông bỏ phiền não, buông bỏ tri kiến, không phải buông bỏ công việc, không phải buông bỏ đời sống. Ngay đến ăn cơm cũng buông bỏ, vậy chẳng phải bạn đói chết rồi sao? Làm gì có loại đạo lý này.
Cho nên ý nghĩa của mỗi một câu Kinh, bạn nhất định phải nghe cho rõ ràng, hiểu cho tường tận, vạn nhất không nên để xảy ra hiểu lầm.
Pháp sư Tịnh Không

3 nhận xét:

  1. Để chóng nhập định và giữ cho tâm đỡ lăng xăng, ta niệm Hồng danh Phật hoặc quán tưởng hơi thở, thở ra biết thở ra, hít vào biết hít vào, làm điều đó cũng như khi ta lên cầu thang cần tay vịn để khỏi ngã vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng đúng là khi ngồi thiền có hơn một cách để nhập định nhưng cách tốt nhất, theo ý khuyên của Pháp sư Tịnh Không, cần biết buông bỏ ngay trong đời sống hàng ngày. Có thế khi thiền mới nhanh nhập định được và có vậy mới tinh tấn được. Còn chấp ngã, còn sân - si thì còn khó tu.

      Xóa
  2. Đề tài buông bỏ này chắc là phải có một buổi hội thảo thôi. Vì nói buông bỏ thì biết là buông bỏ, nhưng để hiểu đúng nghĩa thì có lẽ chưa phải nhiều người hiểu đúng và đủ được. Thành lập diễn đàn đi Thu ạ, để mọi người cùng tham gia. Ai cũng tìm hiểu và đọc thì tất cả sẽ ngộ ra thôi.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.