Có một nơi mọi người đủ mọi lứa tuổi, từ mọi nơi, gặp nhau mỗi tuần một lần, hàng tháng cùng nhau đi dã ngoại để luyện tập, để cười vui, để chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện. Đó là chính là Câu lạc bộ Dưỡng sinh Năng lượng thuộc chi hội y học Esperanto - Hà Nội của chúng tôi. "Vui, khỏe, sống có ích cho đời" là mục tiêu của Câu lạc bộ chúng tôi.
Đề nghị ghi rõ nguồn http://luatamuoi.com/ khi sao chép những bài viết chia sẻ từ trang Câu lạc bộ DSNL.
Mọi liên hệ xin gửi về một trong 3 địa chỉ ở mục LIÊN HỆ. Xin trân trọng cảm ơn."

Thứ Tư, 28 tháng 7, 2010

Ngôi nhà phúc xạ

Học viên cũ đến chúc tết Thầy.
Ngôi nhà đặt trụ sở của CLB Dưỡng Sinh Năng Lượng - Experanto là nhà riêng của Thầy Chủ Nhiệm Câu lạc bộ. Đó là một ngôi nhà thoáng mát, bài trí trong nhà rất hợp lý, gọn gàng ngăn nắp và luôn sạch sẽ. Thầy cô dành riêng tầng 3 cho câu lạc bộ sinh hoạt. Mọi điều kiện phục vụ cho hoạt động của câu lạc bộ đều do Thầy cô tài trợ. Đã nhiều lần chúng tôi đề nghị mãi Thầy cô mới đồng ý cho chúng tôi được đóng góp một phần kinh phí rất ít ỏi để hỗ trợ tiền điện nước cho gia đình.
Hiện nay hàng tuần tại nhà Thầy có các lớp thiền thường xuyên sinh hoạt vào các ngày: thứ ba (tối), thứ bảy (sáng + tối) và sáng chủ nhật. Buổi thiền nào cũng được Thầy cô chuẩn bị chu đáo, tạo mọi điều kiện tốt nhất phục vụ cho lớp sinh hoạt.
Là đại tá quân đội về hưu, có lẽ do cơ duyên Thầy đã được biết và theo học môn Thiền Lửa Tam Muội. Với tinh thần kiên trì vượt khó "chỉ biết có tiến công” của ngưòi lính, Thầy đã tích cực luyện thiền và có kết qủa tốt. Thầy và cô đã nhen nhóm mở lớp thiền là tiền thân của CLB DSNL thuộc chi hội Esperanto Hà Nội hôm nay.
Thầy vừa tích cực thiền, vừa nghiên cứu các tài liệu phục vụ cho vấn đề thiền. Ngoài ra thầy còn nghiên cứu về đông y, y học hiện đại và nhiều lĩnh vực khác phục vụ cho việc chữa bệnh không dùng thuốc, bởi thế Thầy có công lực cao, bản thân khỏe mạnh, chữa được bệnh cho người khác. Đặc biệt với vốn kiến thức tổng hợp mà Thầy đã tích lũy được, Thầy còn có khả năng tập hợp và truyền bá môn thiền lửa tam muội có hiệu qủa. Ngoài các lớp thiền ở đây, Thầy còn mở các lớp thiền khác trong thành phố Hà Nội, Thái nguyên, Thái Bình v v…Khả năng, kiến thức của Thầy đã giúp được rất nhiều học viên luyện thiền có kết qủa tốt đẩy lùi bệnh tật; một số học viên còn có khả năng chữa bệnh cho người khác.
Câu lạc bộ ngày càng đông vui. Cứ “đến hẹn lại lên” đến kỳ sinh hoạt các hội viên lại tập trung về sinh hoạt đông đảo. Với mọi thành phần, mọi lứa tuổi kèm theo muôn kiểu bệnh tật khác nhau nhưng đến với câu lạc bộ ai cũng cảm thấy vui vẻ, quyết tâm tu luyện để chống lại bệnh tật và ai có cơ duyên còn chữa bệnh giúp đời. Học viên qúi trọng Thầy cô và giành cho nhau sự đồng cảm, thương mến sâu sắc. Có đựợc tinh thần đó là chúng tôi đã học được ở Thầy chữ tâm. Thầy luôn cảm thông với mọi học viên vì hầu hết họ là những người bệnh và đa phần là bệnh trầm trọng, nan y. Bản thân Thầy trước đây đã từng là người có bệnh. Nhờ thiền, luyện tập mà Thầy đã đẩy lùi được bệnh và có sức khoẻ tốt. Vậy nên sự cảm thông của Thầy càng sâu sắc, sự chia sẻ của Thầy rất có tính thuyết phục.
Sẽ là chưa đầy đủ khi chưa nói đến vợ Thầy - cô Huệ. Ở CLB chúng tôi, từ già đến trẻ, ai cũng qúi mến gọi cô bằng hai từ trìu mến là: cô Huệ, người đã để lại những ấn tượng đẹp đối với chúng tôi. Cô là người đến trước để rồi Thầy được biết và gắn bó với môn thiền. Cô luôn là hậu phương vững chắc của Thầy trên mọi phương diện. Cũng như Thầy, cô đã dành cho CLB sự quan tâm, giúp đỡ tận tình. Cả tuần có nhiều lớp thiền như thế nhưng mỗi khi tới lớp chúng tôi đều thấy căn phòng rộng rãi đã được chuẩn bị chu đáo từ chỗ ngồi, nước uống, quạt mát, nơi để đồ đạc của học viên đến khu vệ sinh sạch sẽ.
Thường thì học viên đến sinh hoạt hết buổi là về, song có một số học viên bệnh nặng đến lớp tập rồi ở lại luôn nhà Thầy hàng tuần, vài tuần liền; nếu đi dã ngoại sớm thì những học viên nhà xa đến nhà Thầy ngủ từ tối hôm trước.
Cô Huệ ở Lễ hội Hoa Xuân Hà nội 2010
Thử nghĩ ở mỗi gia đình chúng ta thường chỉ 5-6 thành viên muốn cho căn nhà ngăn nắp, sạch sẽ, gọn gàng hàng ngày phải tốn bao công sức. Thế mà lớp thiền mỗi buổi thường từ 20 đến 30 người. Sau mỗi buổi thiền chừng ấy con người sinh hoạt thì bao nhiêu việc phải làm để lại có căn phòng sạch sẽ gọn gàng? Nếu nhà ai có 5-6 người khách đến thăm một vài ngày, dăm bữa nửa tháng thì chẳng có vấn đề gì. Nhưng nếu đoàn khách đó lưu lại vài ba tháng thì sinh hoạt của gia đình cũng sẽ có ảnh hưởng và có khi còn có phiền phức. Vậy mà “đoàn khách" 20-30 người cứ mỗi tưần mấy lần đến thăm, hết tuần này đến tuần khác, hết tháng này đến tháng khác và suốt 7 năm qua thì sự phiền phức đâu có phải là ít?
Thế nhưng cô rất vui vẻ đón tiếp, vui vẻ làm tất cả mọi việc, luôn chuẩn bị chu đáo mọi điều kiện phục vụ lớp trước giờ sinh hoạt. Những khi CLB tổ chức đi đã ngoại – cô là người lo toan tổ chức từ phương tiện đi lại, ăn uống dọc đường, liên hệ nơi ăn chốn ở cho học viên. Ngoài thời gian thiền, CLB tổ chức chương trình thăm quan hoặc vãn cảnh các nơi. Có khi đến giờ xe chạy mà còn thiếu học viên, liên hệ điện thoại không được là cô đi tìm. Cô lo lắng công việc của CLB như công việc của nhà mình. Cô quản lý một đoàn học sinh vừa trẻ vừa già! Đi dã ngoại vui nhưng mệt. Với cô công việc nhiều chúng tôi biết cô rất mệt, song lúc nào cũng thấy cô cười . Nhìn thấy cô cười chúng tôi như tan đi nỗi mệt nhọc trên đường.
Chúng tôi sẽ không quên những bài giảng của Thầy về thiền, về đạo lý làm ngườ. Sự cởi mở thân tình của Thầy cô đã khiến cho những người bệnh tật “hết đường chạy chữa” tìm đến để được Thầy tiếp sức, truyền cho cách “giải” bệnh - đấu tranh giành giật lại sự sống cho chính mình. Học viên đến CLB lúc đầu ai cũng có vẻ mặt ưu tư phiền muộn, cuộc sống bế tắc - tử thần như đang vẫy gọi. Nhưng khi đã sinh hoạt với CLB là ai cũng vui vẻ, như tự thấy mình mạnh mẽ hơn, có tinh thần đấu tranh quyết liệt với bệnh tật,với chính mình. Hy vọng cuộc sống lại hé mở đón chào.
Tình cảm học viên đối với Thầy cô và học viên với nhau ngày càng thân thiện. Có buổi tan lớp rồi, thụ lộc cúng Thầy Tổ rồi mà chẳng ai muốn về. Bao nhiêu câu chuyện, bao nhiêu điều muốn được chia sẻ còn dang dở với những nụ cười tươi tắn yêu đời đang nở trên môi những người bệnh…Thật là kỳ lạ! Chẳng hiểu vì sao nơi đây lại có sức hút chúng tôi mãnh liệt đến thế?
Tôi chợt nhớ lại một buổi học về môn cảm xạ tâm linh tại ngôi nhà này. Hôm đó kiểm tra cách sử dụng con lắc để tìm ác xạ. Thầy cho mọi người kiểm tra ác xạ ngôi nhà đang học. Không ai tìm thấy ác xạ. Thầy cho một học viên có năng lượng cao kiểm tra lại. Lần 1, lần 2, lần 3 con lắc vẫn quay ngược chiều khi trả lời câu hỏi: "Ngôi nhà này có ác xạ không?”. Cả lớp có vẻ buồn nghĩ là mình làm sai. Nhưng Thầy Hùng cười và bảo: "Các vị không sai đâu, tôi chỉ thử để kiểm tra trình độ của các vị chứ ngôi nhà này không có ác xạ mà chỉ có phúc xạ thôi, rất nhiều phúc xạ!” Thế là cả lớp ồ lên vui vẻ.
Ngay lập tức câu hỏi "Vì sao?” ở trên tôi lại tự lý giải cho chính mình rằng: CLB ngày càng phát triển, hội viên ngày càng đông và gắn bó với nhau có lẽ vì Thầy Tổ độ trì cho, vì nhờ ảnh hưởng tốt của ngôi nhà phúc xạ và chủ nhân của ngôi nhà ấy Thầy Chủ Nhiệm và Cô là những người có chữ tâm đáng kính.
Hà Nội 23 tháng 7 năm2010
Bạch Liên

11 nhận xét:

  1. Chi Lien ! Em ko di hoc th3 nha thay nhung em vua chep bai "su dung con lac " xong . Dinh vao viet mot chut gi day ve ngoi nha chung ta dang hoc ,thi thay bai "ngoi nha phuc xa " cua chi . Chi oi , chi viet rat hay , chi da noi hộ tam tu tinh cam cua chung em doi voi thay co, cam on chi nhieu. Thay co cua chung ta that tuyet voi phai ko chi ? Ko co noi dau nhu ơ ngoi nha nay luon luon co tieng cuoi vui ve . Tan hoc roi ko ai muon ve .Nguoi ơ lai hoc hoi them , nguoi ơ lai noi chuyen vui .

    Trả lờiXóa
  2. Cam on THay co da tao nen "ngoi nha
    phuc xa "

    Trả lờiXóa
  3. Mấy buổi sinh hoạt vừa rồi, học xong, mọi người cứ nán lại nói chuyện, cười đùa. Cô Huệ cười và bảo: "Ơ, thế mọi người không thích về à?" Đúng là tuần nào cũng gặp nhau mà nói không hết chuyện. Em phải công nhận là đến CLB vui thật đấy. :)

    Trả lờiXóa
  4. Đọc bài này càng thêm kính phục Thầy và "nể" luôn cả môn đệ của Thầy: "Sự cởi mở thân tình của Thầy cô đã khiến cho những người bệnh tật “hết đường chạy chữa” tìm đến để được Thầy tiếp sức, truyền cho cách “giải” bệnh - đấu tranh giành giật lại sự sống cho chính mình. Học viên đến CLB lúc đầu ai cũng có vẻ mặt ưu tư phiền muộn, cuộc sống bế tắc - tử thần như đang vẫy gọi. Nhưng khi đã sinh hoạt với CLB là ai cũng vui vẻ, như tự thấy mình mạnh mẽ hơn, có tinh thần đấu tranh quyết liệt với bệnh tật,với chính mình. Hy vọng cuộc sống lại hé mở đón chào"- Đoạn này hay qúa đấy!
    TM

    Trả lờiXóa
  5. Hôm thứ 3 cháu quên mất mãi tận 10h đêm mới nhớ ra là hôm nay là thứ 3. Nghỉ học một buổi mà một tuần sau cháu vẫn cảm thấy tiếc

    Trả lờiXóa
  6. Đọc bài này càng thêm kính phục Thầy và "nể" luôn cả môn đệ của Thầy: "Sự cởi mở thân tình của Thầy cô đã khiến cho những người bệnh tật “hết đường chạy chữa” tìm đến để được Thầy tiếp sức, truyền cho cách “giải” bệnh - đấu tranh giành giật lại sự sống cho chính mình. Học viên đến CLB lúc đầu ai cũng có vẻ mặt ưu tư phiền muộn, cuộc sống bế tắc - tử thần như đang vẫy gọi. Nhưng khi đã sinh hoạt với CLB là ai cũng vui vẻ, như tự thấy mình mạnh mẽ hơn, có tinh thần đấu tranh quyết liệt với bệnh tật,với chính mình. Hy vọng cuộc sống lại hé mở đón chào"- Đoạn này hay qúa đấy!

    Qúa hay. Không có gì để nói thêm nữa. Vì nó quá hay thêm vào thành nhạt nhẽo

    Trả lờiXóa
  7. @ A Thanh Minh: Sự thật đúng là thế đấy, chị Hiền chỉ viết lại thực tế thôi. Có đi học, đến CLB mới hiểu được điều đó, chứ không phải "văn vẻ" cho hay đâu ạ.
    @ Vân: Hôm thứ ba vừa rồi, Thầy chữa bệnh cho người ta bị lây, khản mất cả tiếng. Chỉ có mấy người đến thôi. Chú Thơi và chú Nghĩa phát công hỗ trợ cho Thầy đấy.
    Công nhận cô Hiền viết văn và làm thơ hay thật. :)

    Trả lờiXóa
  8. Hôm đấy nghỉ, cháu không biết và cô Đức cũng đến và mấy cô nữa cũng đến học. Thấy chú Thơi và chú nghĩa ở đấy phát công chữa bệnh của Thầy. Khi chữa bệnh này mới thấy sự huyền diệu của Tâm Linh
    Chú Thơi nhà cô mới dính nhiều đúng không a!Bây giờ cháu nghĩ chú Thơi mới lĩnh hội và ngộ và hiểu ra nhiều về Thiền lửa Tam Muội và phương pháp chữa bệnh bằng Tâm Linh

    Trả lờiXóa
  9. @ Vân: Chú ấy bị lây nhiễm suốt. Dạo này tay đau không kéo lên được. Âu cũng là thử thách. Bà Thoa bảo chú ấy dừng chữa bệnh cho khỏi hẳn, nhưng mọi người nhờ chú ấy vẫn chữa.

    Trả lờiXóa
  10. Cô ơi! Khó từ chối lắm
    Chữa xong mới thấy thú vị. Mới thấy tác dụng của mình đi chữa bệnh cho mọi khỏi bệnh là như thế nào: một phần là thử thách nêu một
    Thời gian nữa chú luyện tập lên cao đỉnh và năng lượng cao lên đạt tuyệt đối thì nó không bị lây nhiễm
    Còn đâu bây giờ chịu khó đau đớn lâu dần rồi nó thành quen như cô cháu mình ngồi Thiền kiết già

    Trả lờiXóa
  11. Bài quá hay và ý nghĩa. Sao mọi người viết được hay thế nhỉ. Cám ơn vì đã có người nói lên hộ ý nghĩ và tình cảm của mình. Một lần nữa cám ơn người viết. Còn nói cám ơn Thầy cô thì thành khách sáo, chi bằng ta chăm chỉ học , thực tập sao cho có kết quả là trả ơn Thầy cô rồi. Ta sẽ có phước khi chữa được bệnh cho ai đó, khi ta khấn đa tạ Đức thầy tổ thì hãy thầm đa tạ cả thầy và cô.

    Trả lờiXóa

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.